Đánh giá của bạn:
Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!Probiotics hay còn gọi là lợi khuẩn. Nó chính là các vi khuẩn và nấm men sống có lợi cho hệ tiêu hóa con người. Trong hệ vi sinh đường ruột, khi ở trạng thái cân bằng sẽ chứa 85% lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Một khi cơ thể nhiễm trùng, số lượng hại khuẩn gia tăng, và chúng ta cần bổ sung Probiotics để tăng cường lợi khuẩn cho cơ thể.
Thực tế, có rất nhiều loại Probiotics khác nhau, phổ biến nhất là 2 nhóm:
Vi khuẩn có lợi Lactobacillus, Bifidobacterium, đây là nhóm khuẩn xuất hiện nhiều nhất trong sữa chua, các chế phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm lên men. Với những người bị ruột kích thích, tiêu chảy, dị ứng với lactose,…nên bổ sung loại này.
Nấm men Saccharomyces boulardii – loại nấm men Probiotics duy nhất cũng được tìm thấy trong nhiều chế phẩm sinh học, giúp phòng chống tiêu chảy và các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, ngăn chặn sự tái phát của mụn trứng cá…
Loại bỏ các hại khuẩn ra khỏi hệ vi sinh đường ruột
Khi lợi khuẩn xuất hiện sẽ tổng hợp lại những kháng sinh sinh học, acid,.. hỗ trợ ức chế sinh trưởng của các hại khuẩn, nhờ đó lấy lại hệ vi sinh đường ruột, cải thiện nhanh các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, đi ngoài,..
Hình thành lớp màng sinh học, giúp bảo vệ đại tràng
Nhờ vào các lợi khuẩn và hợp chất do chúng tiết ra mà màng sinh học hình thành. Lớp màng này giúp đại tràng được bảo vệ an toàn, ngăn chặn sự tấn công của các hại khuẩn. Do vậy, Probiotics giúp bảo vệ ruột và hỗ trợ các tổn thương ở niêm mạc nhanh chóng hồi phục.
Kích thích quá trình tiêu hóa
Lợi khuẩn Probiotics hỗ trợ cơ thể tổng hợp ra các loại vitamin, bài tiết enzyme, nhờ vậy tạo cảm giác ngon miệng khi ăn cũng như hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng.
Tổng hợp kháng thể, tăng cường miễn dịch
Lợi khuẩn kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể là IgA ngay trên bề mặt niêm mạc đại tràng và ruột. Điều này giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Ngoài các tác dụng chính kể trên, Probiotics còn phòng ngừa cúm, giác tác dụng phụ của kháng sinh, ngừa bệnh tựu nhiên, giảm nhiễm trùng âm đạo,...
Một số các nhà sản xuất probiotics khuyến cáo nên sử dụng chúng khi bụng còn rỗng trước các bữa ăn, một số khác khuyên người dùng nên bổ sung probiotics cùng với các thực phẩm khác trong quá trình ăn.
Tóm lại, việc sử dụng probiotics một cách nhất quán và liên tục được cho là quan trọng hơn việc cần sử dụng chúng trong một mốc thời gian cụ thể nào đó. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần 1 tháng sẽ cho thấy việc sử dụng probiotics có tác động tích cực lên hệ vi sinh vật đường ruột bất kể chúng được sử dụng trước hay sau bữa ăn.
Họ và tên:
Đánh giá của bạn:
Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!10
04/2024
09
04/2024
28
03/2024
25
03/2024
21
03/2024
21
03/2024